Bạn đang cần thi công xây nhà nuôi Yến nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Kích thước cửa nhà Yến bao nhiêu là hợp lý. Vậy yên tâm đã có Công ty Hoàng Nam Việt chia sẻ những tiêu chuẩn, điều kiện để thi công xây nhà Yến hiệu quả và chất lượng nhé!
Quy trình thi công xây dựng nhà Yến

Tuỳ vào nhiều yếu tố khác nhau như diện tích, không gian mà chúng ta có nhiều hình dáng nhà khác nhau. Nhưng để có được một hình dáng nhà yến đẹp, chúng ta cần thực hiện một quy trình xây dựng như sau:
Bước 1: Lắp dựng cột kết hợp xà gồ vách (nếu có) giằng các cột lại với nhau. Cột cân chỉnh ngay ngắn xong mới tiến hành lắp dựng kèo.
Bước 2: Lắp dựng khung kèo phía bên trong rồi mới tiến hành lắp dựng khung kèo bên ngoài.
Bước 3: Cố định hai khung lắp dựng tại vị trí giằng gió trước khi lắp dựng khung liền kề. Quá trình này được tịnh tiến cho các khung tiếp theo.
Bước 4: Lắp dựng tole sau khi cân chỉnh khung kèo, xà gồ thẳng, vệ sinh sạch sẽ, sơn dặm hoàn chỉnh các vết trầy xước trên kèo và xà gồ.
Bước 5: Khi hoàn thiện bao che, các bạn nên thường xuyên dùng phấn hoặc căng dây để định vị hoặc đánh dấu các vị trí cột mốc để căn thẳng các tấm tole.
Kích thước của nhà nuôi Yến
Chim yến thường làm tổ trong các hang động độ rộng lớn. Vì vậy, cách nuôi yến trong nhà là bạn nên xây nhà có kích thước trong khoảng 10 – 15m đến 10 – 20m với mặt bằng là 150 – 200m. Nhà nuôi chim có thể lớn hay nhỏ hơn một chút tuy nhiên bạn phải làm sao để sức chứa bên trong tăng lên bằng cách chia tầng từ 3 đến 5 tầng.

Cách nuôi yến lấy tổ ở Indonesia với những căn nhà yến có diện tích lên đến 150 – 200m vuông rất thành công. Do trong một số những nghiên cứu thì các hang có diện tích lớn thì chim yến sẽ thích làm tổ hơn & cho sản lượng cao. Thông thường một hang có diện tích 200 m2 thì bình quân có 54 tổ/mét vuông/năm còn đối với các hang nhỏ hơn 80 m2 đều cho sản lượng thấp.
Đối với các mảnh đất diện tích hẹp 4 x 16m, 4 x 20m thì bạn vẫn có thể xây nhà yến bằng cách chia thành 4 đến 5 phòng (4 x 4m). Tại nước ta, mọi người thường xây nhà nuôi yến với diện tích 5 – 6m x 20, chia thành 3 tầng và mang lại hiệu quả rất cao.
Chiều cao mỗi tầng cho nhà Yến của bạn
Ngoài kích thước thì chiều cao của nhà nuôi yến cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bay lượng của chim yến.
Theo khuyến cáo của các kiến trúc sư trong ngành thì khi xây nhà yến chiều cao của mỗi tầng nhà ít nhất phải đạt từ 2,5m trở lên để Yến có thể thoải mái bay lượn, nhưng cũng không nên vượt quá 4,5m
Bởi vì khi chim yến bắt đầu bay thì chúng phải lấy đà và “rơi” khỏi thanh làm tổ trước khi thực sự bay lên.
Khoảng cách cần thiết để chim có thể “rơi” là khoảng 2.1m, vậy nên, các chú chim yến sẽ gặp khó khăn khi bay nếu như trần nhà quá thấp.
Ngoài ra, để có thể làm mát tầng trên cùng, bạn sẽ phải làm trần nhà cao hơn bình thường khoảng 0.5m so với các tầng bên dưới (Áp dụng dựa theo phương pháp, xây dựng tầng dưới thấp, tầng trên cao, một khoảng từ 0,2 đến 0,5m).

Một điều rất dễ nhận biết đó là đối với những ngôi nhà có nhiều tầng, thì những tầng nằm bên dưới luôn luôn mát hơn những tầng trên.
Bởi vì, lượng thời gian mà ánh nắng mặt trời chiếu vào các phòng ở trên sẽ dài hơn so với các tầng bên dưới, kéo theo nhiệt độ ở các phòng trên tầng sẽ nóng hơn.
Chính vì thế, nên xây cao để tạo sự thông thoáng giúp không khí luân chuyển nhanh, giảm thiểu các tác động tiêu cực khi ánh nắng chiếu vào ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong phòng.
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu tại khu vực mà người ta xây cao hoặc thấp, tạo sự thông thoáng cho nhà yến và độ cao tối đa không nên vượt quá 4.5m.