Để thành công thu hút nhiều chim Yến sinh sống, ta cần thi công xây nhà Yến đúng kỹ thuật, đúng kết câu, kích thước, yêu cầu. Vậy điều kiện thi công nhà Yến thành công là gì? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm nhé!
Thi công nhà nuôi yến đúng kỹ thuật cần đáp ứng những điều kiện gì?
Có rất nhiều yếu tố bạn cần phải đáp ứng thì mới hoàn thiện được việc thi công nhà nuôi yến đúng kỹ thuật. Những người thành công trong nghề nuôi yến phần lớn là do họ đã bỏ rất nhiều công sức để theo dõi, nghiên cứu và tìm hiểu về tập tính sống của loài chim yến.
Từ đó, họ đã tạo ra được những căn nhà nuôi yến gần giống với nơi ở của yến trong tự nhiên nhất. Sau đây, Công ty Hoàng Nam Việt xin liệt kê sơ bộ một số điều kiện tối quan trọng mà bắt buộc một ngôi nhà nuôi yến cần phải có, cụ thể:
Lựa chọn khu vực có chim yến sinh sống
Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất cần phải nhớ chính là nơi bạn lựa chọn để thi công nhà nuôi yến phải là nơi có chim yến hay lui tới kiếm ăn hoặc thuộc cung đường chim bay. Không nên chọn những nơi có nhiều nhà máy công nghiệp, vì những khu vực trong quá trình đô thị hóa thường khiến cho nguồn thức ăn của chim yến bị thu hẹp hoặc biến mất. Do đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch nuôi yến của bạn sau này.
Cần khảo sát đặc điểm địa hình phù hợp
Bạn cần phải tìm hiểu tất cả các đặc điểm địa hình địa thế để thi công nhà nuôi yến sao cho phù hợp nhất với lối sống của chim yến, chi tiết:
- Tại Việt Nam, chim yến có thể sinh sống và làm tổ ở cả 3 vùng miền khí hậu, bao gồm Nam Bộ, Trung Bộ & Bắc Trung Bộ.
- Nhiệt độ từ 27 đến 32 độ C.
- Độ ẩm trong không khí khoảng 70 đến 85%.
- Cường độ ánh sáng từ 0,2 đến 0,6 lux.
- Xem hướng gió và đặt cửa ra vào phù hợp để thu hút chim yến, cụ thể: Bắc Trung Bộ thì gió hướng Bắc, Nam Bộ thì gió hướng Tây và Tây Nam, Nam Trung Bộ thì gió hướng Tây Nam.
- Độ cao lý tưởng của nhà nuôi yến không được thấp dưới 500m khi so với mặt đất, đồng thời cũng không được cao vượt trên mức 1000m khi so với mực nước biển. Bởi vì nếu xây dựng những căn nhà nuôi yến quá cao như vậy thì chim yến vẫn sẽ vào sống rồi làm tổ. Tuy nhiên, sau khi đẻ xong thì chim non sẽ bay đi tìm nơi khác thấp hơn để sinh sống.
- Tránh xa những khu vực có tổ của các loài thiên địch của chim yến đang sinh sống như: chim đại bàng, chim cắt, quạ đen,… Bởi vì đây là những loài chim thích ăn thịt chim yến. Do đó chúng sẽ khiến cho chim yến sợ và bỏ đi tìm nơi khác để làm tổ.
- Nên lựa những nơi gần cánh đồng ruộng, sông hồ, bụi cỏ,… Đấy là những khu vực mà chim yến dễ kiếm được thức ăn nhất, đặc biệt là vào mùa mưa.
- Ngoài ra, vị trí phù hợp nhất để thi công nhà nuôi yến chính là cách những hang yến đang có chim yến sinh sống với khoảng cách từ 5 đến 8km. Để xác định chính xác hang yến, bạn hãy quan sát số lần chim yến bay lượn trên bầu trời ngay tại khu vực dự kiến sẽ thi công và vẽ lại sơ đồ đường bay của chúng.
Kết cấu thi công xây nhà Yến tại Công ty Hoàng Nam Việt
– Vùng khí hậu lạnh (dưới 26oC kết cấu nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ dưới 26oC).
– Vùng khí hậu nóng (trên 27oC kết cấu nhà sao cho nhiệt độ bên trong từ 27o – 29oC).
– Vùng trung gian và vùng có nhiệt độ biến động cần có sự kết hợp với hai vùng trên trong kết cấu xây dựng. Nếu không đàn yến sẽ giảm trong một tháng nào đó. Sự biến động này sẽ dẫn đến đàn yến số lượng kéo tăng hay chỉ ở mức tương đương.
Tùy vào mỗi vùng miền mà kết cấu thi công nhà Yến sẽ được xây dựng phù hợp
Với mỗi vùng khí hậu khác nhau thì cấu trúc nhà nuôi Yến cũng khác nhau:
+ Cấu trúc nhà yến khu vực bên trong 27oC:
Phòng suốt hoặc ngăn, kích thước lớn hơn 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 3m, tối đa 4m. Độ dày tường nhà từ 20 – 25cm, mặt tường tô xi măng nhám.
Mái nhà lợp ngói óp ván hoặc bằng pêtông, góc nghiêng mái 30o – 40o
Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 15cm.
Hệ thống gió để kiểm soát nhiệt độ và hồ nước để kiểm soát độ ẩm
+ Cấu trúc nhà yến ở nhiệt độ thấp dưới 26oC:
Kích thước phòng tối đa 4 x 4m, chiều cao tối thiểu 2.5m, tối đa 3m.
Mái bằng tole, kẻm hoặc amiang cấu trúc độ dốc
Thanh khung gỗ dày 3cm, rộng 2cm
Không cần hồ nước bên trong và hệ thống thông gió