Âm thanh chính là yếu tố đầu tiên để dẫn dụ chim yến về, kết hợp với những yếu tố khác để tạo nên sinh cảnh phù hợp để dẫn dụ chim yến ở lại và sinh sản. Chính vì thế hệ thống âm thanh rất quan trọng và gần như hoạt động xuyên suốt trong quá trình nuôi yến. Cùng đi tìm hiểu tầm quan trọng và kỹ thuật lắp hệ thống âm thanh khi thi công xây nhà Yến nào.
Âm thanh dụ Yến có quan trọng không?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến thành công của một nhà yến ví dụ như: vị trí đặt nhà yến, kết cấu và kích thước của nhà nuôi chim yến, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…
Và một trong những yếu tố quan trọng nhất đó chính là phương pháp dẫn dụ chim bằng âm thanh hay còn được gọi chung là âm thanh nhà Yến.
![](http://xaydunghnv.com/wp-content/uploads/2023/01/Am-thanh-du-yen.jpg)
Việc phát âm thanh dụ chim yến vào nhà là một cách để tạo sự chú ý, cuốn hút chim yến tới và chịu vào sâu bên trong trước khi quyết định ở lại làm tổ.
Tuy nhiên, không phải cứ thiết kế và phát đại các âm thanh cho nhà yến lên là sẽ thành công, thu hút được nhiều chim yến kéo đến.
Để sử dụng, đúng và có hiệu quả âm thanh dụ chim yến vào nhà cần phải có phương pháp dẫn dụ, điều chỉnh cường độ,… cũng như sở hữu các thiết bị âm thanh nhà yến chất lượng, thích hợp.
Kỹ thuật lắm hệ thống âm thanh khi thi công xây nhà Yến
1/ Vị trí lắp đặt và chức năng hệ thống loa nhà Yến
Nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng làm sao để hệ thống loa hoạt động hiệu quả thì đòi hỏi người kỹ thuật phải có kinh nghiệm, chuyên môn về kỹ thuật lắp đặt, chọn âm và canh chỉnh âm thanh nhà yến tốt. Đặc biệt, quá trình lắp đặt hệ thống loa dẫn sao cho phù hợp với thiết kế bên trong nhà yến mà không ảnh hưởng đến đường bay của chim yến. Nếu 5-7 năm trước đây, đa phần các nhà yến đều không ngăn phòng – ngăn vách thì hệ thống loa dẫn tương đối dễ, nhưng với những đổi mới trong kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi cần có tư duy và kinh nghiệm khi lắp đặt loa dẫn.
Trong khi đó, hệ thống loa ru về mặt lắp đặt thì đơn giản hơn, nhưng việc lắp đặt phải chú ý làm sao để các line âm thanh phối giữa âm bầy đàn và tiếng mẹ con trong nhà yến được đều nhau, khi mở máy lên sẽ nghe như 1 bản giao hưởng và âm nào nghe rõ âm đó.
2/ Cách lắp đặt hệ thống âm thanh
Hiện nay, mỗi đơn vị kỹ thuật sẽ có những cách “đi loa” khác nhau. Có người dùng phương pháp đi loa theo kiểu nối tiếp, có người mắc kiểu song song, hoặc kết hợp giữa nối tiếp và song song. Mỗi phương pháp đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, người viết sẽ không phân tích sâu trong khuôn khổ bài viết này.
![](http://xaydunghnv.com/wp-content/uploads/2023/01/Thiet-bi-am-thanh-nha-yen.jpg)
3/ Kỹ thuật canh chỉnh âm thanh nhà Yến
Như đã nói ở trên, việc canh chỉnh âm thanh đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hiểu rõ về âm. Tùy theo từng dòng amply, dòng loa của các nhà sản xuất khác nhau mà cho ra những âm thanh khác nhau. Đó là chưa kể tùy từng vùng chim, mùa chim mà chọn những bộ âm phù hợp để có hiệu quả nhất. Chính vì thế có rất nhiều chủ nhà bỏ tiền ra mua những bộ âm rất hay, nhưng khi về sử dụng lại không hiệu quả vì không phù hợp.
Trong các bước về lắp đặt kỹ thuật nhà yến, có thể nói việc canh chỉnh âm thanh là khó nhất. Nó khó bởi đòi hỏi kỹ thuật phải có kinh nghiệm, phải cảm nhận được âm thanh, phải chỉnh làm sao để âm không quá to mà cũng không quá nhỏ, âm nào rõ âm đó và phát huy hết công dụng.
4/ Cài đặt thời gian hoạt động của từng loại âm thanh
Âm trong (âm mẹ con và âm bầy đàn) thường sẽ hoạt động 24/24, nhưng âm ngoài (loa ngoài, loa cửa) thì hoạt động 14 tiếng -16 tiếng/ ngày phụ thuộc vào khu vực nhà yến. Nếu nhà yến nằm trong hoặc ở gần các khu dân cư thì thời gian hoạt động ngắn hơn, mở âm nhỏ hơn để đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi người xung quanh. Điều này rất cần thiết bởi cần đảm bảo tuân thủ theo pháp luật (quy định về tiếng ồn), quan trọng hơn là không làm ảnh hưởng tiếng ồn đối với khu dân cư xung quanh. Do đó, âm ngoài không mở quá sớm, không tắt quá muộn và tạm tắt buổi trưa để mọi người nghỉ ngơi.