Công ty Xây dựng Thương mại Hoàng Nam Việt sẽ là sự lựa chọn hàng đầu tại Đồng Tháp khi bạn đang có nhu cầu thiết kế xây nhà yến theo ý của bạn. Hãy gọi ngay đến số Hotline: 0907.786.689 – 0939.037.680 để chúng tôi hỗ trợ và trao đổi chi tiết.
Tiềm năng ngành nuôi yến tại nhà
Hiện nay, nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp được đánh giá là tương đối ổn định, mang lại thu nhập và hiệu quả kinh tế cao. Giá 1kg tổ yến nuôi dao động ở mức 32 triệu, nếu được làm sạch kỹ càng, mức giá có thể lên đến 42 triệu đồng. Đây là nguồn lợi rất hấp dẫn mà các ngành nghề khác khó có thể sánh kịp.
Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chim yến chỉ sinh sống và xây tổ ở những khu vực đảo, ven biển….Mặc dù đây đúng là địa điểm lý tưởng của loài yến, tuy nhiên hiện nay, chúng có xu hướng bay đi tìm kiếm những địa điểm mới lạ hơn, ở những vùng nông thôn và cả ở những vùng thành phố, ngoại ô. Do vậy, nhiêu gia đình đã bắt đầu tiến hành tự mình nuôi yến để có thể gia tăng nguồn thu.
Nghề nuôi yến đang mở ra một hướng đi đầy tiềm năng cho người nuôi. Có nhiều mô hình kinh doanh nhà yến, điển hình trong đó là làm nhà yến trên sân thượng. Đây là cách xây nhà – kinh doanh tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao.
Thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến hiệu quả
Sau khi khảo sát và lựa chọn được vị trí xây dựng nhà yến, công tác thiết kế kỹ thuật nhà yến, thi công xây dựng nhà yến quyết định trên 40-50% khả năng thành công trong dự án xây dựng nhà nuôi chim yến.
Thiết kế kỹ thuật xây dựng nhà yến cần phải hiểu được tập tính bay lượn, đường bay lượn, sân dạo cho yến trong nhà, mở lối chim yến bay vào (lối thu chim yến), lối chim yến bay ra phải có kích thước cụ thể và phù hợp. Điều này nhằm giúp tạo ra môi trường sống thoải mái nhất để chim yến tới làm tổ và cư ngụ. Từ đó, chúng ta đưa ra những thiết kế với không gian phòng phù hợp cho môi trường sống không quá rộng và cũng không quá chật chội để đàn chim yến phát triển.
Vậy đường bay lượn của Chim Yến như thế nào? Chúng thường có đường bay lượn theo chiều kim đồng hồ hoặc có thể là ngược chiều kim đồng hồ trong không gian phòng nhà nuôi yến trước khi về tổ của mình. Loài chim yến cũng có thể bay vút lên cao hoặc là một đường thẳng lao xuống với khoảng cách khoảng từ 3 – 9m trước khi chúng lượn vòng và bay vào tổ.
Chúng ta chú ý rằng, loài chim yến khi bay từ phía ngoài vào trong nhà yến, chúng sẽ bay theo một đường bay và không đậu lại ở một điểm khác cho tới khi về tổ. Vì vậy, việc thiết kế và thi công nhà yến phải lưu ý vấn đề này để tạo ra đường bay phù hợp nhất từ lối vào nhà yến, hướng mở cửa nhà yến và nhất là lối thu chim yến.
Xây dựng nhà yến có nhiều tầng, chúng ta phải chú ý tới kích thước ô thông tầng, nếu như ô thông tầng bị nhỏ (hẹp) thì sẽ khó khăn cho việc di chuyển của chúng, ngược lại nếu quá rộng thì rất có khả năng chúng thấy có khoảng không quá lớn và không có xu hướng di chuyển xuống các tầng khác để tìm hiểu và làm tổ. Điều này sẽ là bất lợi hoặc lãng phí những không gian nuôi yến các tầng phía dưới.
Diện tích phù hợp để thiết kế xây nhà yến
Xây nhà nuôi chim yến trên diện tích đất rộng bao nhiêu là phù hợp? phải chăng càng rộng càng có nhiều chim yến làm tổ và thu hoạch được nhiều tổ yến hơn?
Đúng là diện tích đất xây nhà yến càng rộng, quy mô xây dựng mô hình nhà yến càng lớn thì khả năng thu lợi càng tăng theo nhưng cách xây một nhà yến phù hợp cần có một diện tích nhà xây tối ưu, không nên lạm dụng vì cái gì lạm dụng cũng không có lợi, ngay cả với không gian nhà nuôi yến.
Diện tích mỗi nhà nuôi yến nên được xây thành nhiều tầng trên diện tích đất mỗi sàn khoảng 5x20m, 10x20m hoặc là ngang 6m, 7m và sâu 20-25m. nếu diện tích đất còn rộng, chúng ta nên thiết kế cho một nhà khác với thông số nhà tương đương để tách đàn và gây dựng theo một môi trường vừa đủ cho loài chim yến, có như vậy việc nhân đàn mới có hiệu quả tối đa.
Chiều cao xây dựng nhà yến: Chiều cao trong xây dựng nhà yến nhiều tầng và chúng tôi khuyến cáo chúng ta chỉ nên xây chiều cao cho mỗi tầng từ 3 – 3.4 m, và nên xây dựng mỗi nhà cao khoảng 5 tầng trở lại tùy vào mỗi khu vực. Việc chúng ta xây nhiều tầng hơn sẽ gây tốn kém và có thể là môi trường không phù hợp với loài chim yến.
Công nghệ làm nhà yến bằng vật liệu mới
Tuy được xếp vào loại vật liệu xây dựng mới được đưa vào và ứng dụng tại Việt Nam không lâu, nhưng những dòng sản phẩm vật liệu cách nhiệt chống nóng như: Xốp EPS, Tấm Panel cách nhiệt, Tấm Cemboard,… đã phát huy hiệu quả tối đa trong công tác thi công nhà nuôi yến.
Nếu so với việc thi công nhà nuôi yến bằng các loại vật liệu xây dựng truyền thống (như xi măng, gạch đỏ) thì những loại vật liệu mới này sẽ giúp cho nhiệt độ của công trình luôn duy trì ở mức ổn định.
Đó cũng chính là một trong những vấn đề nan giải của những căn nhà nuôi yến được xây dựng theo phương pháp truyền thống. Đặc biệt là vào mùa nắng, thời tiết trở nên vô cùng oi bức. Những người nuôi yến gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đủ mọi cách để làm giảm nhiệt độ hòng giữ chân chim yến ở lại để làm tổ.
Bởi vì ngưỡng nhiệt độ lý tưởng để chim yến sinh sống chỉ dao động ở mức 27 đến 30 độ C. Do đó, khi nhiệt độ căn nhà bị tăng vượt mức thì chim yến thường sẽ bỏ đi nơi khác để sinh sống.
Ngoài ra, sử dụng những loại vật liệu mới dạng module còn giúp cho công trình của bạn rút ngắn thời gian thi công lắp đặt, trở nên bền bỉ, có khả năng chống cháy và cháy lan vô cùng hiệu quả!